Cách chọn màn chiếu phù hợp (phần 2)

1. Dựa vào nhu cầu sử dụng và vị trí lắp đặt.

  • Những căn phòng có khu vực để màn chiếu không có cửa sổ, không bị ảnh hưởng việc đi lại thì ta nên chọn loại màn cố định. 
  • Nếu căn phòng có cửa số phía để màn chiếu chúng ta chọn màn treo tường, màn chiếu có động cơ cuốn..để khi không sử dụng có thể cuốn màn lại. 
  • Hay với công việc cần di chuyển để trình chiếu hoặc training sản phẩm thì việc sử dụng màn chiếu ba chân di động là hợp lý nhất.

2.Ưu, nhược điểm của các loại màn chiếu

  • Màn chiếu cố định: được sử dụng nhiều trong các văn phòng, rạp chiếu phim, nhà hát chuyên nghiệp hoặc những gia đình có phòng giải trí riêng biệt với phòng ở. Ưu điểm của màn cố định là luôn phẳng, chất lượng màn ít bị suy giảm theo thời gian.
  • Màn chiếu treo tường: Loại màn chiếu này có 2 loại đó là kéo tay và có động cơ điện cuốn. 
    Ưu điểm: tốn ít diện tích do có thể cuộn lại trong hộp khi không sử dụng. Tính cơ động cao dễ dàng di chuyển khi cần. Nhược điểm: chất lượng bề mặt màn thường không mịn do chất liệu màn không tốt. Bề mặt màn thường bị nhăn, cong vênh đặc biệt là ở giữa và 2 bên mép màn sau một quá trình sử dụng do bề mặt của màn bị giãn không đều và hệ thống căng màn cũng như bộ cơ cuốn màn hoạt động không tốt, làm giảm chất lượng hình ảnh.
  • Màn chiếu di động: có thể là màn chiếu khung hoặc màn chân, khung gắn sàng, khung sàn có gắn điện… nhưng thông dụng nhất ở thị trường Việt Nam là màn chiếu 3 chân di động. Phù hợp cho những chuyến đi công tác hay các sự kiện ngoài trời cần trình chiếu.
  • Để khắc phục được những nhược điểm trên của đa số dòng màn chiếu thông thường thì màn chiếu REMACO ra đời, nhằm đưa đến cho khách hàng những trải nghiệp mới, những đột phá đã phá vỡ các quy tắc, tiêu chuẩn về hình ảnh chiếu. Hạn chế các nhược điểm một cách hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

3.Độ Gain của màn chiếu

  • Gain được hiểu đơn giản là thước đo phản xạ ánh sáng của màn chiếu. Gain càng cao thì độ phản xạ ánh sáng càng lớn.
  • Màn chiếu có thông số Gain = 1 sẽ có độ phản chiếu ánh sáng ngang bằng với 1 tấm bảng trắng muốt.
  • Một màn chiếu có Gain là 1.5 sẽ có độ phản xạ ánh sáng hơn 50% so với màu trắng. Màn chiếu có Gain 0.8 sẽ có độ phản xạ ánh sáng chỉ bằng 80% của màu trắng.
  • Ưu điểm: gain càng cao thì hình ảnh càng sáng.
  • Nhược điểm: gây ra hiện tượng hot spot và chói mắt. Nếu đẩy cao độ gain cũng phải đánh đổi bởi độ rộng góc nhìn của màn chiếu.

=> Màn chiếu REMACO là một lựa chọn tốt nhất để hoàn toàn khắc phục được các nhược điểm trên.

4.Cường độ sáng của màn chiếu

  • Các rạp chiếu phim chuyên nghiệp đều tuân thủ theo tiêu chuẩn BS (British Standard). Độ sáng tiêu chuẩn cho màn chiếu được chiếu bằng máy chiếu kỹ thuật số là 14 +/-3 fL (foot Lambert) và máy chiếu bằng phim 35 ly (phim nhựa) là 16fL. Các máy chiếu chất lượng cao hiện nay đều đáp ứng tiêu chuẩn này, thậm chí có những máy còn vượt cả 18fL. ( như Digital Projection – UK).

5.Chọn loại vải màn

  • Độ dày của vải màn cũng là 1 yếu tố quyết định tăng độ bền của màn chiếu.
  • Chất liệu vải màn Matte white có góc nhìn 160 độ và gain đạt 1.2 có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu trình chiếu đơn giản, không yêu cầu quá cao.
  • Trong một số trường hợp cần tăng cường độ sáng cho màn chiếu người ta sử dụng chất liệu vải có pha sợi thủy tinh để tăng độ sáng cho màn chiếu.
  • Như màn chiếu REMACO được kết hợp với vải Polyester sợi thủy tinh chất lượng cao
  • Màn chiếu có vải màn màu xám có khả năng hiển thị tốt hơn các gam màu đậm so với màn hình trắng, một màn hình xám mờ thì lại có khả năng tương phản kém hơn một màn hình trắng mờ, vì vậy chọn vải màn hình trắng hoặc xám còn tùy vào điều kiện trình chiếu và dữ liệu cần trình chiếu, yêu cầu chất lượng cũng như giá thành của màn hình….
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Arrow
Arrow
Simulation Screens
Slider
DỰ ÁN TIÊU BIỂU
Show Buttons
Hide Buttons
error: Nội dung được bảo vệ !!
0903234326